Ý Nghĩa Đá Hộ Mệnh Của Từng Cung Hoàng Đạo

Tìm hiểu ý nghĩa đá hộ mệnh của từng cung hoàng đạo tương ứng. Từ đó biết được cung hoàng đạo của mình lựa chọn đá hộ mệnh nào là phù hợp nhất nhé.

NỘI DUNG

1. Bạch Dương (21/3-20/4)

Đá hộ mệnh: Carnelian

Ý Nghĩa Đá Hộ Mệnh Của Từng Cung Hoàng Đạo
Đá thay thế: Jasper đỏ và ruby

Carnelian là loại đá bán quý có màu đỏ cam rực rỡ. Florence Mégemont, tác giả cuốn The Metaphysical Book Of Gems And Crystals, viết: “Người sinh dưới cung Bạch Dương và loại đá này có mối liên hệ vừa hòa hợp, vừa phức tạp. Carnelian giúp Bạch Dương thêm sáng tạo, nhưng cũng khiến họ nóng nảy hơn”.

2. Kim Ngưu (21/4-20/5)

Đá hộ mệnh: Lapis lazuli (đá Thiên Thanh)

Đá thay thế: Thạch anh hồng, ngọc lục bảo, sapphire xanh
Đá thay thế: Thạch anh hồng, ngọc lục bảo, sapphire xanh

Lapis lazuli giúp những người thuộc cung Kim Ngưu cứng đầu cứng cổ thêm kiên trì, bền chí, khiến họ thêm sáng suốt, thấu tỏ nhiều điều. Stylist Melanie Kamsler nhận định đây là một loại đá có năng lượng mạnh, cần cẩn trọng khi sử dụng.

3. Song Tử (21/5-21/6)

Đá hộ mệnh: Mắt hổ

Ý Nghĩa Đá Hộ Mệnh Của Từng Cung Hoàng Đạo
Ý Nghĩa Đá Hộ Mệnh Của Từng Cung Hoàng Đạo

Đá thay thế: Citrine (thạch anh vàng), chalcedony, golden topaz (hoàng ngọc)

Theo tác giả Florence Mégemont, đá mắt hổ giúp người đeo thêm tự tin, dũng cảm, thậm chí tăng niềm tự hào về bản thân, sáng suốt, tập trung hơn. Có ý kiến cho rằng loại đá này có thể giúp người đeo tránh được ác mộng, giúp trái tim khỏe mạnh hơn.

4. Cự Giải (22/6-22/7)

Đá hộ mệnh: Đá mặt trăng

Ý Nghĩa Đá Hộ Mệnh Của Từng Cung Hoàng Đạo

Đá thay thế: Ngọc lục bảo, labradorite, opal

Đá mặt trang được yêu thích vì màu sắc rực rỡ, óng ánh đẹp mắt. Điều đặc biệt là viên đá tự phát sáng nhờ cấu trúc phân tử của nó.

Đối với Cự Giải, loại đá có vẻ đẹp vô cùng nữ tính này giúp bạn tăng cường trực giác, đặc biệt là cảm nhận về người bạn yêu thương. Nhiều nhà thiết kế cho rằng, đá mặt trăng xứng đáng được đính trên nhẫn đính hôn.

5. Sư Tử (23/7-23/8)

Đá hộ mệnh: Hổ phách

Ý Nghĩa Đá Hộ Mệnh Của Từng Cung Hoàng Đạo

Đá thay thế: Citrine (thạch anh vàng), kim cương, olivine.

Hổ phách không thực sự là một loại đá, mà là nhựa thông hóa thạch trong hàng trăm triệu năm. Chính vì vậy, về mặt vật lý, hổ phách rất đặc biệt, có thể nổi trong nước muối mặn.

Tác giả Florence Mégemont nhận định: “Hổ phách hoàn toàn phù hợp cho người sinh cung Sư Tử, giúp họ cân bằng bản tính nóng nảy. Quá trình này diễn ra lặng lẽ, âm thầm”. Thời xưa, con người cho rằng hổ phách có khả năng nạp năng lượng và biểu trưng cho sự trường thọ.

6. Xử Nữ (23/8-22/9)

Đá hộ mệnh: Sapphire vàng

Ý Nghĩa Đá Hộ Mệnh Của Từng Cung Hoàng Đạo

Đá thay thế: Carnelian, jasper, mã não vàng

Họ sapphire có nhiều màu, phù hợp với nhiều cung hoàng đạo, phổ biến nhất là màu xanh (đá sinh của người sinh tháng 9) và hồng (đá của người sinh tháng 7 – ruby). Với Xử Nữ nhút nhát, sapphire vàng phù hợp hơn, vì giúp người sinh cung này dám lên tiếng bày tỏ về bản thân.

Sapphire còn là đá của lòng tin và sự thông thái. Thời Trung cổ, đây được coi là loại đá đem lại sức mạnh và tầm ảnh hưởng cho người đeo. Truyền thuyết cho rằng, loại đá này có trong Kinh Thánh.

7. Thiên Bình (23/9-22/10)

Đá hộ mệnh: Thạch anh khói

Ý Nghĩa Đá Hộ Mệnh Của Từng Cung Hoàng Đạo

Đá thay thế: Chrysocolla và golden topaz (hoàng ngọc)

Trong chiêm tinh học, thạch anh khói được coi là phù hợp với mọi cung hoàng đạo, là biểu trưng cho sự phục sinh và tái sinh. Nhưng đá này đặc biệt hợp với người sinh cung Thiên Bình.

Các nhà phong thủy còn khuyên nên đặt thạch anh khói gần cửa ra vào, vì đá này có uy lực bảo vệ mạnh.

8. Bọ Cạp (23/10-21/11)

Đá hộ mệnh: Onyx

Ý Nghĩa Đá Hộ Mệnh Của Từng Cung Hoàng Đạo

Đá thay thế: Garnet

Bọ Cạp là cung có tính cách dữ dằn nhất cung hoàng đạo. Tác giả Florence Mégemont cho rằng: “Người sinh cung Hoàng đạo cần đeo những loại đá giúp họ cân bằng sự nóng giận”.

Trong tiếng Hy Lạp, onyx có nghĩa là móng vuốt. Trong thần thoại, thần Cupid cắt móng tay của thần Vệ Nữ trong lúc nàng đang ngủ. Móng rơi xuống đất, 3 vị thần mệnh liền biến nó thành đá, vì họ cho rằng không gì thuộc về thần linh có thể biến mất.

9. Nhân Mã (22/11-21/12)

Đá may mắn: Turquoise (Lam ngọc)

Ý Nghĩa Đá Hộ Mệnh Của Từng Cung Hoàng Đạo

Đá thay thế: Thạch anh tím, lapis lazuli, và sapphire xanh

Turquoise được dùng làm đá hộ mệnh từ 5.500 năm trước Công Nguyên. Nhà thiết kế kim hoàn Nettie Kent kể: “Tên của loại đá này được đặt một cách vô ý. Người châu Âu cho rằng đá có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), nhưng thật ra đây là đá ở khu vực Ba Tư và Ai Cập, được khai thác từ hàng nghìn năm trước”.

Nhiều người cho rằng lam ngọc giúp gỡ bỏ cảm giác phiền muộn, tăng cường sự chân thành và tình bằng hữu. Đá này còn được coi là sự cân bằng giữa trời và đất.

10. Ma Kết (22/12-19/1)

Đá may mắn: Chalcedony

 

Đá thay thế: Ngọc lục bảo, obsidian, và onyx

Người sinh cung Ma Kết vốn rất tham vọng và khôn khéo trong kinh doanh sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ chalcedony. Đá này có màu từ trắng sữa, tới hồng, xanh nhẹ, giúp ngườiđeo thấu hiểu bản thân và thêm thiền định.

Nhà thiết kế Liz Phillips viết: “Chalcedony là viên đá mang lại năng lượng tích cực rất lớn, xóa bỏ sự thù địch, bối rối, tăng cường các mối quan hệ cùng chí hướng và thiện chí”.

11. Bảo Bình (20/1-18/2)

Đá hộ mệnh: Fluorite

 

Đá thay thế: Aquamarine, mắt chim ưng, turquoise

Fluorite được đặt tên theo chất fluorine có trong đá. Khoáng chất này có trong nhiều biến thể màu sắc, từ tía tới xanh, có đặc tính mềm. Do dễ uống, flourite được khảm vào trang sức và đồ trang trí từ thời La Mã cổ đại.

Mégemont viết: “Viên đá chân thật này rất hợp với Bảo Bình, những người luôn sáng tạo. Fluorite giúp bạn thêm sáng kiến. Màu rực rỡ của viên đá cũng khiến ngôi nhà thêm hoàn hảo”.

12. Song Ngư (19/2-20/3)

Đá may mắn: Labradorite (đá xà cừ)

 

Đá thay thế: Thạch anh tím, san hô, olivine

Đá xà cừ là loại đá xám, chỉ ánh lên màu sắc rực rỡ khi bạn nhìn ở cự ly gần. Song Ngư cũng là người lặng lẽ, quá khiêm tốn. Khi quan sát kỹ, bạn sẽ thấy những điều đặc biệt của họ.

Tên của đá xà cừ được đặt theo bán đảo Labrador của Canada, nơi đầu tiên tìm ra đá này vào cuối thế kỷ 18. Labradorite không hiếm, nhưng cần người thợ có kỹ thuật cao để làm bừng sáng viên đá.

Labradorite được cho là có năng lượng bảo hộ rất mạnh.

Nguồn DHKJ Jewelry !

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan