Tại Sao Ngọc Trai Nước Biển Lại Đắt Hơn Ngọc Trai Nước Ngọt?

Tại sao ngọc trai nước biển lại đắt hơn ngọc trai nước ngọt ? Đây là có lẽ là thắc mắc được hỏi nhiều nhất từ các tín đồ yêu thích trang sức ngọc trai. Bởi lẽ khi tìm mua trang sức ngọc trai chúng ta thường chỉ quan tâm xem đó là ngọc trai tự nhiên hay ngọc trai nhân tạo, ngọc trai thật hay ngọc trai giả. Mà không biết rằng, ngay cả ngọc trai nước ngọt và ngọc trai nước mặn (nước biển) cũng có mức giá chênh lệch rất lớn do những đặc điểm khác biệt  về chất lượng, môi trường nuôi cấy,… Để sở hữu một bộ trang sức ngọc trai nước ngọt đẹp chỉ cần bỏ ra khoảng vài triệu đồng, nhưng để trưng diện một bộ trang sức ngọc trai nước biển bạn có thể phải chi ra con số gấp 10 lần như vậy.

NỘI DUNG

Môi trường và thời gian nuôi cấy

Môi trường nuôi cấy của ngọc trai nước biển khắc nghiệt hơn rất nhiều so với ngọc trai nước ngọt. Giống trai tạo ngọc hiện nay rất khan hiếm, điều kiện để nuôi cấy cũng ngặt nghèo, phải đảm bảo tuân thủ tuyệt đối các đặc thù nuôi cấy mới có thể cho ra những hạt trai chất lượng cao nhất. Khí hậu và nhiệt độ nước tại các vùng biển lại vô cùng thất thường và không thể kiểm soát cũng là một thách thức lớn với các nhà sản xuất và chế tác trang sức. Ngược lại, môi trường nuôi cấy ngọc trai nước ngọt dễ kiểm soát và không có quá nhiều yêu cầu khắt khe.

Tại Sao Ngọc Trai Nước Biển Lại Đắt Hơn Ngọc Trai Nước Ngọt?

Cận cảnh quá trình tiếp cận các lồng nuôi trai dưới biển.

Thời gian nuôi cấy trung bình của ngọc trai nước biển gấp 6 lần ngọc trai nước ngọt. Và một con trai biển cũng chỉ được cấy một nhân duy nhất để tạo một viên trai xuất sắc nhất. Trong khi một con trai nước ngọt có thể được cấy đến 20 – 30 nhân, thậm chí là 80 nhân để chạy theo sản lượng. Chính vì vậy viên trai nước ngọt thường có lớp xà cừ mỏng, kích thước nhỏ hơn rất nhiều viên trai nước biển, kể cả chất lượng và hình thức cũng không thể sánh bằng.

Tại Sao Ngọc Trai Nước Biển Lại Đắt Hơn Ngọc Trai Nước Ngọt?

Một con trai nước ngọt có thể được cấy từ 20 – 80 nhân.

Màu sắc

Ngọc trai nước biển có màu sắc tự nhiên, đặc trưng của từng loài trai sinh sống theo các vùng biển khác nhau. Ví dụ như màu đen của ngọc trai Tahiti (Pháp), màu vàng của ngọc trai South Sea ( Nam Thái Bình Dương),… Xoay quanh màu sắc đặc trưng đó, mỗi loài lại có những màu biến thể đậm nhạt vô cùng phong phú. Đây cũng chính là một trong các yếu tố làm nên ý nghĩa và giá trị phong thủy hiếm có của ngọc trai nước biển.

Tại Sao Ngọc Trai Nước Biển Lại Đắt Hơn Ngọc Trai Nước Ngọt?

Dải màu sắc phổ biến của 3 loại ngọc trai nổi tiếng nhất thế giới.

Ngọc trai nước ngọt khi vừa thu hoạch thường có gam màu sáng như màu trắng, màu kem, hồng phớt,… Tuy nhiên xét về tổng thể chúng không bền màu, hình dáng và kích thước không đồng đều, lớp xà cừ mềm. Để có được những bộ trang sức đẹp mắt đến tay người tiêu dùng, viên ngọc trai phải trải qua quá trình gia công và nhuộm màu lại. Mặc dù quá trình này giúp ngọc trai thay một lớp áo mới rực rỡ hơn rất nhiều nhưng lại làm lớp xà cừ bị mất đi cấu trúc tự nhiên, dễ bong tróc và độ bền thấp.

Tại Sao Ngọc Trai Nước Biển Lại Đắt Hơn Ngọc Trai Nước Ngọt?

Ngọc trai nước ngọt đã qua xử lý có màu sắc rực rỡ.

Độ cứng

Trên thang đo độ cứng Mohs, ngọc trai nước biển có độ cứng từ 3.8 – 4.5. Trong khi đó ngọc trai nước ngọt chỉ đạt 1.8. Độ cứng thấp cũng là lý do làm giảm tuổi thọ và độ bóng của ngọc trai nước ngọt. Nếu ở điều kiện lý tưởng tuổi thọ của ngọc trai nước biển lên tới hàng trăm năm thì ở ngọc trai nước ngọt chỉ vào khoảng 20 – 30 năm là cao nhất.

Độ dày lớp xà cừ

Ngọc trai nước biển có độ dày trung bình của lớp xà cừ dao động từ 0.35mm đến 6mm. Trong 3 loại ngọc trai nước biển nổi tiếng nhất, thì ngọc trai Akotya (Nhật Bản) có độ dày lớp xà cừ nhỏ nhất từ 0.35mm – 0.7mm, ngọc trai Tahiti từ 1mm – 3mm, ngọc trai South Sea từ 1.5mm – 6mm.

Tại Sao Ngọc Trai Nước Biển Lại Đắt Hơn Ngọc Trai Nước Ngọt?

Ngọc trai nước ngọt có cấu tạo gần như hoàn toàn xà cừ do đặc thù sinh trưởng của các giống trai nước ngọt. Nhưng lại không có tính kinh tế, do thời gian nuôi cấy quá ngắn, môi trường nuôi cấy ao hồ không có hàm lượng dinh dưỡng cao và đặc biệt số lượng nhân cấy trên một con trai quá tải, dẫn đến chất lượng lớp xà cừ không tốt như ngọc trai nước biển. Mềm và dễ bong tróc.

 

Cấu trúc cơ bản của một hạt ngọc trai.

Độ bóng sáng

Ngọc trai nước biển được sinh ra từ những cá thể trai đặc biệt và nuôi cấy trong môi trường tự nhiên nên nghiễm nhiên được hấp thụ chất dinh dưỡng dồi dào, tinh túy từ lòng đại dương, cộng thêm thời gian nuôi cấy lâu năm nên lớp xà cừ bóng loáng, phản chiếu lấp lánh với các loại ánh sáng. Ngược lại ngọc trai nuôi nước ngọt ít bóng, thậm chí không bóng đối với một số hạt. Đặt hai loại cạnh nhau là có thể dễ dàng so sánh được.

Độ bóng quyết định rất lớn đến giá trị kinh tế của hạt ngọc trai.

Hình dạng và kích thước

Ngọc trai nước biển thường có độ tròn từ tương đối đến hoàn hảo do đã được định hình lúc cấy nhân. Kích thước khá đồng đều, không có sự chênh lệch đáng kể. Ngọc trai nước ngọt có nhiều hình dạng khác nhau như : oval, giọt lệ, bán cầu, hình bầu dục,.. nhưng rất hiếm hình tròn đều và đẹp như ngọc trai nước biển. Những bộ trang sức ngọc trai thành phẩm hoàn thiện thường đã được xử lý rồi mới có kích thước đều nhau như vậy.

Ngọc trai đen Tahiti và ngọc trai nước ngọt.

Ngọc trai nước biển được nuôi cấy trong thời gian ít nhất là 2 năm để có được hạt ngọc thượng hạng nhất. Do vậy, lớp xà cừ thường dày kéo theo kích thước hạt trai lớn. Có thể lên tới 23mm. Ngọc trai nước ngọt nhỏ hơn rất nhiều, chỉ từ 3mm – 12mm.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan