Những yếu tố quyết định giá trị của một viên kim cương

Giá trị của một viên kim cương được quyết định dựa trên tiêu chuẩn 4C (clarity, color, cut, carat weight). Đây là tiêu chuẩn được xây dựng bởi Viện Ngọc học Mỹ (GIA), được coi như ngôn ngữ toàn cầu trong phân cấp chất lượng kim cương.

NỘI DUNG

Dấu hiệu màu càng ít, giá trị càng cao

Về yếu tố màu sắc (color): Đánh giá sự thiếu vắng màu trong một viên kim cương. Nếu dấu hiệu màu càng ít, giá trị càng cao. Thang màu bắt đầu từ ký hiệu D (không màu) và tiếp tục xuống thang E, F, G, H, I, J,…, Z.

Về độ tinh khiết (clarity): Đánh giá số lượng, kích thước, độ tương phản và vị trí của bao thể bên trong và tỳ vết bên ngoài. Theo đó, giá trị viên kim cương càng cao khi càng ít khuyết điểm. Độ trong suốt được chia thành nhiều cấp độ như FL (flawless – không có khuyết điểm), IF(internally flawless – không có bao thể bên trong, chỉ có bao thể bên ngoài)…

Những yếu tố quyết định giá trị của một viên kim cương

Trọng lượng (carat weight): Khi kim cương có cùng cấp chất lượng, viên càng lớn sẽ càng có giá trị cao. Ngoài ra, giá trị tăng theo cấp số nhân vì những viên kim cương lớn hiếm có hơn.

Chế tác (cut): Đây là yếu tố quan trọng quyết định giá trị của kim cương, bao gồm độ cân đối, độ đối xứng và độ bóng. Chính cách cắt mới thực sự làm tôn lên vẻ đẹp lấp lánh của kim cương. Nếu cắt chuẩn, viên kim cương sẽ lấp lánh, rực rỡ hơn vì tất cả ánh sáng chiếu vào đều được khúc xạ và phản xạ hoàn toàn ra mặt trên.

Các cấp chất lượng trong chế tác kim cương thường được chia thành excellent (xuất sắc), very good (rất đẹp), good (đẹp).

Những yếu tố quyết định giá trị của một viên kim cương

Với công nghệ ngày càng tiên tiến, cách cắt có thể đạt tới trình độ tinh xảo, gọi là super ideal. Khi nhìn vào mặt trên viên kim cương bàng một loại kính chuyên dụng, bạn sẽ thấy 8 mũi tên cân đối chính xác tuyệt đối. Và tương tự, 8 trái tim sẽ hiện ra khi bạn quan sát mặt sau viên kim cương.

Bên cạnh đó, những kỹ thuật chế tác đặc biệt hay ý nghĩa đằng sau mỗi sản phẩm trang sức cũng góp phần quyết định giá trị của kim cương. Chẳng hạn, trong kỹ thuật cluster setting, khi ghép các viên kim cương nhỏ với nhau, người nghệ nhân phải thực hiện khéo léo, tỉ mỉ sao cho những viên kim cương được lắp ghép chắc chắn, không lộ chấu và vẫn đảm bảo độ sáng rực rỡ nhất.

Những đặc điểm cơ bản để phân biệt kim cương và các đá thay thế

 

Thứ nhất, kim cương có khả năng dẫn nhiệt cao hơn hẳn cubic zirconia (CZ), topaz, saphir, beryl… Bạn có thể dùng bút thử kim cương để kiểm tra.

Thứ hai, kim cương và CZ thường được chế tác kiểu tròn tiêu chuẩn (57 hoặc 58 giác). Nhưng với một viên cùng kích thước, CZ có thể nặng gấp gần hai lần kim cương, do tỷ trọng cao hơn.

Thứ ba, kim cương có độ bóng rất tốt, canh giác sắc nét, thắt lưng nhám hoặc được mài giác. Trong khi đó, độ bóng của CZ kém hơn.

Thứ tư, kim cương thường được gắn trên kim loại quý như vàng, bạch kim. Còn CZ thường được gắn trên bạc, hợp kim thường.

Trên thị trường trang sức đá quý hiện nay, nhiều khách hàng nhầm lẫn giữa khái niệm moissanite và kim cương tổng hợp. Có thể người tiêu dùng chưa tìm hiểu kỹ hoặc bị những cơ sở kinh doanh che đậy thông tin với mục đích bán hàng không trung thực.

Moissanite tự nhiên là một khoáng vật cực kỳ hiếm. Hầu hết moissanite trên thị trường đều là đá tổng hợp, nên không thể gọi bằng cái tên kim cương tổng hợp. Moissanite khác biệt hoàn toàn với kim cương, từ tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính chất quang học…

Những yếu tố quyết định giá trị của một viên kim cương

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan