Những Món Trang Sức Vàng Của Vua Chúa Ngày Xưa

Trải qua hàng ngàn năm với bề dày lịch sử, dân tộc Việt Nam đã chế tác được nhiều đồ trang sức không chỉ phục vụ làm đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa khác như: vật hộ mệnh, thể hiện cho địa vị xã hội, sự tôn quý. Nó còn khẳng định uy quyền và thế lực, sự giàu sang phú quý, phục vụ đời sống tôn giáo và tín ngưỡng.

Dưới bàn tay khéo léo, óc sáng tạo và khiếu thẩm mỹ tinh tế của người dân Việt Nam, các vật dụng trang sức qua các thời kỳ lịch sử đã được chế tác từ nhiều nguyên liệu khác nhau như: vỏ nhuyễn thể, xương động vật, đá quý, vàng bạc… Các nguyên vật liệu được sử dụng thời đó khá phong phú và đa dạng dù thời đó khoa học kỹ thuật chưa phát triển.

NỘI DUNG

Vàng và nghề kim hoàn thời chúa Nguyễn

Đàng Trong vốn được biết đến là “vùng đất của vàng” đây là nơi mà các tiền nhân Champa, Óc Eo… đã tạo nên các kiệt tác nghệ thuật bằng quý kim trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử vẫn còn được lưu truyền đến nay. Chính vì những lý điều đó mà các chúa Nguyễn đã thực thi những chính sách để phát triển khai thác vàng và nghề kim hoàn.

Những Món Trang Sức Vàng Của Vua Chúa Ngày Xưa

Theo sách Phủ biên tạp lục do tác giả Lê Quý Đôn biên soạn vào năm 1776, thì các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã cấp phát một lượng lớn lương thực và tiền công. Cho người dân để khuyến kích đi tìm vàng và khai thác vàng cho nhà nước. Các vua chúa cũng không hạn chế số lượng người dân buôn bán vàng và tự khai thác vàng.

Mà chỉ thu thuế và tạo điều kiện cho họ được kinh doanh và khai thác. Ngoài ra nhà nước cũng lập các đội đi tìm vàng chuyên nghiệp, giao cho các tướng lĩnh phụ trách. Nhiệm vụ của họ không chỉ tìm vàng ở các vùng mỏ trong đất liền. Mà chúa Nguyễn còn lập lên đội Hoàng Sa rồi phái người đi đến các vùng biển như Hoàng Sa, Vạn Lý Trường Sa để tìm kiến và thu nhặt vàng bạc, cùng hàng hóa.

Đặc biệt thời đó, chúa Nguyễn dùng toàn đồ làm bằng vàng và bạc, được chế tác công phu còn các vương tôn quý tộc thì mũ mão và yên ngựa của họ cũng được làm bằng vàng. Phụ nữ thì mặc tơ lụa và coi vàng như cát còn lúa thóc như bùn.

Cùng chiêm ngưỡng một số trang sức của phi tần nhà Nguyễn

Bác sơn là một dải trang sức thường được làm bằng quý kim, dưới bàn tay tài hoa của thợ kim hoàn chạm trổ công phu. Trang trí hết sức cầu kỳ dùng để gắn lên mũ của vua và hoàng hậu, quan lại, quý tộc thời xưa. Chiếc bác sơn này có chiều dài 18,5cm, trọng lượng khoảng 42g chế tác từ một miếng vàng mỏng, với họa tiết hình tản vân và văn thủy ba làm nền cho các đồ trang trí đính kèm khác.

Những Món Trang Sức Vàng Của Vua Chúa Ngày Xưa
Trên bác sơn còn có một hàng lỗ nhỏ là nơi đã từng gắn các viên đá quý hoặc trân châu nhưng qua thời gian dài đã mất. Bác sơn là đồ trang trí nên chủ đạo hình được chạm khắc là chim phượng nên theo điển chế ngày xưa thì đây là bác sơn trên chiếc mũ phượng của hoàng hậu hay vương phi.

Những Món Trang Sức Vàng Của Vua Chúa Ngày Xưa

Những Món Trang Sức Vàng Của Vua Chúa Ngày Xưa

Bộ trâm hoa gồm 12 chiếc có độ dài từ 9,4cm đến 12cm hình những cánh hoa. Phần đầu của những chiếc trâm là những cụm hoa lá bằng vàng được tô điểm bởi những viên đá quý màu ngọc bích. Có 4 loài hoa được sử dụng chạm trổ trên bộ trâm nhưng có hai loài hoa được nhận diện là hoa mai và hoa cúc. Phần chuôi dùng cài tóc của 12 chiếc trâm này được làm bằng bạc.

Những Món Trang Sức Vàng Của Vua Chúa Ngày Xưa

Chiếc trâm phượng được làm hoàn toàn bằng vàng dài 14,25cm và có trọng lượng 15g. Phần đầu trâm thể hiện hình chim phượng đang ngậm chiếc lồng đền chế tác tinh xảo. Thân chiếc trâm cũng chính là thân và đuôi của chim phượng được tạo thành hai nhánh và hơi cong xuống ở phần đuôi.

Những Món Trang Sức Vàng Của Vua Chúa Ngày Xưa

Đầu chim phượng được thể hiện rất sắc sảo với mỏ quặp, mắt và đuôi mắt dài, có bờm ở trên đầu, dưới cằm và sau cổ. Mỏ chim phượng ngậm chiếc lồng đèn có tán che bên trên, khách treo bên dưới và những chùm hoa văn treo xung quanh.

Những Món Trang Sức Vàng Của Vua Chúa Ngày Xưa
Những Món Trang Sức Vàng Của Vua Chúa Ngày Xưa

Nguồn sưu tầm DHKJ.VN !

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan