Nghệ Thuật Mài Cắt Giác Kim Cương

“Bạn có biết rằng gần 80% viên kim cương thô đã đi qua nhiều bàn tay khác nhau trong thành phố Antwerp, Bỉ? Trong số tất cả những viên kim cương thô trên thế giới thì 92% trong số chúng sẽ được mài cắt giác tại Surat, Ấn Độ.

Điều này có nghĩa là bất kỳ viên kim cương nào bạn mua trên thị trường, có nhiều khả năng đã đi vòng quanh thế giới trước khi nó đến tay bạn!”

Nghệ Thuật Mài Cắt Giác Kim Cương

Cắt giác kim cương là quá trình lấy một viên kim cương thô và thay đổi nó thành một viên đá quý có hình dáng và đẹp. Quá trình này phải được thực hiện bởi một chuyên gia với kiến thức chuyên môn, thiết bị và công cụ cho công việc kể từ khi mỗi quyết định đưa ra sẽ ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận.

Nghệ Thuật Mài Cắt Giác Kim Cương

Viên kim cương đầu tiên được mài cắt giác vào năm 1375 tại Nuremberg, Đức và dẫn tới sự phát triển của ngành công nghiệp mài cắt giác kim cương trên toàn thế giới. Sự phát triển chính đầu tiên của cách thức mài cắt giác kim cương là “Point Cut” trong nửa sau của thế kỷ 14. “Point Cut” là cách cắt giác theo hình dạng tự nhiên của một tinh thể kim cương thô, loại bỏ một số mảnh kim cương thô trong quá trình cắt để trở thành viên kim cương bát diện hoàn thiện.

Công nghiệp mài cắt kim cương và kinh doanh kim cương tập trung ở một số thành phố trên thế giới. Antwerp, Tel Aviv, Dubai và New York là nơi tập trung hoạt động kinh doanh kim cương lớn nhất thế giới. Những viên kim cương thô thường được mài cắt và đánh bóng tại Surat, Ấn Độ và Quảng Châu, Thâm Quyến, Trung Quốc.

Nghệ Thuật Mài Cắt Giác Kim Cương

Những cân nhắc chính yếu mà người cắt có thể tính đến khi lập kế hoạch cắt kim cương: Đầu tiên là sự lựa chọn đầu tiên để thực hiện là tự quyết định hình dạng (Tròn, hình bầu dục, quả lê,..); Thứ hai là tỷ lệ và chất lượng giác cắt (nghĩa là đối xứng và đánh bóng) được lên kế hoạch bằng mô phỏng máy tính. Viên kim cương lý tưởng sau khi được cắt là một viên đá quý thể hiện sự cân bằng về phản chiếu ánh sáng bên trong, có sự phản xạ ánh sáng hoàn hảo và tạo ra viên đá quý có “lửa” đầy màu sắc.

 

Trong bài này, bạn sẽ thấy nghệ thuật cắt giác từ viên kim cương thô trở thành viên kim cương hoàn hảo, chiếu lung linh.

Viên kim cương được tìm thấy trong tự nhiên ở dạng thô. Trong các hình dạng tinh thể ban đầu nó nó trông rất bình thường, không có sự lấp lánh như thường thấy trong các cửa hàng trưng bày sản phẩm trang sức kim cương . Ánh lửa và sự rực rỡ của viên kim cương chỉ được lột tả sau quá trình cắt và đánh bóng.

Nghệ Thuật Mài Cắt Giác Kim Cương

Quy trình cắt và đánh bóng một viên kim cương về cơ bản bao gồm các bước như sau:

NỘI DUNG

1.Phân loại kim cương thô

Viên kim cương thô  được đánh giá về màu sắc, trọng lượng, hình dạng và độ tinh khiết nhằm xác định chất lượng tiềm năng của nó trước khi cắt và đánh bóng

Nghệ Thuật Mài Cắt Giác Kim Cương

2.Tạo lập bản đồ 3D của viên kim cương và thiết kế sơ đồ cắt (Rough Diamond Planning & Marking)

Công nghệ mới sử dụng một máy quét laser cho phép thấy được nhiều hơn các đặc điểm của viên kim cương. Hình dạng hình học bên ngoài của viên kim cương thô sau đó có thể được chuyển đổi thành một mô hình 3D chính xác. Sau nữa, các tạp chất có thể được đánh dấu sau khi tạo ra các cửa sổ trên kim cương thô.

Nghệ Thuật Mài Cắt Giác Kim Cương

 

Nghệ Thuật Mài Cắt Giác Kim Cương

Sử dụng máy quét laser để tạo lập bản đồ 3D của viên kim cương

Thiết kế sơ đồ cắt viên kim cương

 Đây cũng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình chế tác. Trong công đoạn này, người ta phải quyết định hình dạng của viên kim cương cuối cùng sẽ được chế tác và ước tính trọng lượng tiềm năng của nó. Mỗi viên kim cương là hoàn toàn duy nhất và do đó phải được nghiên cứu một cách chi tiết để xác định hình dạng hoàn chỉnh mà vẫn giữ được trọng lượng nhiều nhất có thể.

Nghệ Thuật Mài Cắt Giác Kim Cương

Khi hình dạng cuối cùng đã được xác định, viên kim cương sẽ được đánh dấu bằng mực hoặc tia laser để chỉ rõ viên kim cương sẽ được cưa hoặc chia tách đến đâu.

 

 

3. Cưa hoặc chẻ viên kim cương (Diamond Cleaving or sawing)

Việc chẻ hoặc cưa viên kim cương thành 2 phần là một quá trình đơn giản. Trong mỗi viên kim cương có các mặt phát triển khác nhau và do đó một viên kim cương đã được đánh dấu có thể chẻ hoặc cưa. Nếu vạch dấu chạy dọc song song với mặt chẻ (hay còn gọi là mặt phân tách tinh thể) thì viên kim cương đó sẽ được chẻ. Chẻ là một việc làm đơn giản với một chiếc đục và cái búa. Nếu vạch dấu vuông góc hoặc ngược với mặt chẻ thì viên kim cương phải được cưa.

Việc cưa kim cương gần đây có rất nhiều tiến bộ với nhiều kỹ thuật công nghệ được sử dụng. Trước đây, việc cưa viên kim cương thành nhiều mảnh được thực hiện với máy cưa và đĩa mài kiểu cơ khí. Hiện nay máy cưa Laser là công nghệ mới nhất được sử dụng. Tiện lợi nhất của hệ thống này là rất nhanh và chính xác.

 

 

Cưa viên kim cương kiểu cơ khí

 

Hệ thống cắt kim cương bằng laser

 

 

Khi quá trình chẻ/cưa viên kim cương kết thúc, các phần của viên kim cương sẽ được gửi lại bộ phận thiết kế để kiểm tra lại và sau đó chuyển đến công đoạn tiếp theo.

4. Bo tròn (Diamond Bruting)

Bo tròn là quá trình mà hai viên kim cương được đặt vào trục quay ngược hướng nhau, sau đó được vận hành để chà xát với nhau và bo tròn mỗi viên kim cương trước khi mài và đánh bóng các mặt giác.

 

 5. Mài và đánh bóng kim cương (Diamond Polishing)

Công việc này được thực hiện với việc sử dụng một đĩa gang quay tròn theo phương ngang gọi là Scaife. Scaife có một bề mặt được phết bột kim cương và dầu bôi trơn. Viên kim cương được kẹp trên một thanh dop có thể được điều chỉnh được ở những góc cố định và được hạ thấp trên mặt đĩa. Góc của viên kim cương cần phải được thay đổi cho mỗi một mặt giác. Giai đoạn mài và đánh bóng đầu tiên và có lẽ quan trọng nhất là tạo mặt định vị. Bước này sẽ đặt nền tảng và thiết lập những đối xứng cơ bản của viên kim cương. Trong giai đoạn tạo mặt định vị, 17 hay 18 mặt giác đầu tiên được tạo ra, bao gồm mặt vương miện, chóp nón, 8 mặt giác vương miện chính và 8 mặt giác nón chính.

Quá trình mài và đánh bóng 40 mặt giác cuối cùng của một viên kim cương sau khi hình khối đã được tạo lập. Quá trình này, chuyên môn gọi là sự đánh bóng rực rỡ các mặt giác cuối cùng. Đó là bước sẽ xác định bao nhiêu ánh sáng và ánh lửa hiện trên một viên kim cương. Những sai lệch nhỏ trong đối xứng và tỷ lệ có thể tạo ra sự khác biệt giữa một viên kim cương đẹp lộng lẫy và một viên kim cương ít sống động hoặc thậm chí một số bị mờ nhạt.

Khi một viên kim cương được cắt và đánh bóng, khuyết tật bề mặt tế vi có thể được tạo ra do các đĩa đánh bóng cào xước những vết nhỏ trên bề mặt kim cương. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, các khiếm khuyết này có thể phá vỡ ánh sáng phản chiếu các tia sáng đi vào và thoát ra khỏi kim cương.

Có hai tiêu chí đánh giá viên kim cương căn cứ vào kỹ thuật đánh bóng (Polish) và tính đối xứng (Symmetry) và được phân thành các thứ hạng: EX; VG; G;

Nguồn: GIA, The Graduate Gemologist, Better diamond initiative. Tổng hợp DHKJ.VN !

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan