Lịch Sử Trang Sức Và Phụ Nữ (Phần 1)

82.000 năm về trước, con người đã có nhu cầu làm đẹp được biết đến qua đời sống. Không ít người trong chúng ta giật mình khi biết ông cha ta từ thời kỳ đồ đá cũng hướng tới cái đẹp. Những món trang sức xuất hiện để phục vụ cho nhu cầu cùng sự phát triển mạnh mẽ. Chắc tời điểm đó, mọi người cũng có cùng quan điểm với chúng ta ngày nay “không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp”.

Lịch Sử Trang Sức Và Phụ Nữ (Phần 1)

Trong suốt thời kỳ cổ đại, trang sức đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thể hiện địa vị của người sử dụng.

NỘI DUNG

Ai Cập

Nữ hoàng Cleopatra chắc hẳn khá quen thuộc với chúng ta, vị nữ hoàng nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập và trên toàn thế giới. Bà luôn xuất hiện cùng với những chiếc mạng kết bằng những chuỗi hạt dài bằng vàng, làm tăng thêm vẻ đẹp huyền bí và nét quyến rũ của bà.

Khoảng 3.500 năm trước Công nguyên, khi vàng có thể được nung nón chảy để dát mỏng và tạo hình, tragn sức bằng vàng cũng ra đời. Và vàng luôn được yêu thích bởi màu sắc và vẻ sáng bóng. Còn vào khoảng 2.000 năm trước Công nguyên, thì người Ai Cập đã dùng đá quý làm vòng đeo cổ, trâm cài tóc… họ tin rằng trang sức chứa trong đó một sức mạnh thần lỳ, đem lại may mắn cho người đeo.

Lịch Sử Trang Sức Và Phụ Nữ (Phần 1)

Hy lạp – La Mã

Sau sự sụp đổ của thành Troy, nữ trang Hy Lạp phát triển mạnh mẽ và đa dạng, phản ánh chân thực sự thực của xã hội lúc đó. Những món trang sức được tìm thấy với họa tiết tinh tế bằng vàng được thiết kế lấy cảm hứng chính từ thiên nhiên và động vật.

Thời kỳ đầu của La Mã nhẫn là một vật khá phổ biến và thông dụng, vào thời hoàng kim của đế chế này, người ta còn đeo nhẫn cả bàn tay. Giới quý tộc khoác lên mình trang phục làm cầu kỳ, gắn các loại đá quý như hồng ngọc, ngọc lục bảo, ngọc trai…

Lịch Sử Trang Sức Và Phụ Nữ (Phần 1)

Trung cổ – phục hưng

Từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV, trừ tầng lớp quý tộc còn lại rất ít người sử dụng trang sức. Thời kỳ này, việc dùng trang sức không được xã hội ưa chuộng nhưng có mặt dây chuyền hình thánh giá là phổ biến và được dùng phổ biến.

Trang phục khi đó còn khá đơn giản và nguyên sơ, được làm bằng chất liệu len dày, màu sắc không sặc sỡ thường là những gam màu tối, thường có thêm thắt lưng. Vòng cổ và hoa tai không thông dụng nhưng nhẫn thì đã được chế tác cầu kỳ với hình thể hiện cho tôn giáo và khắc chữ được ưa chuộng.

Thời kỳ này, mọi người đều đeo nhẫn như một vật thiết yếu. Chúng được làm từ sắt, đồng đỉ, bạc hay vàng… qua chất liệu của nhẫn người ta cũng có thể biết được địa vị xã hội của người sử dụng, bước ngặt lớn phải kể đến vào thế kỷ XIV, mặt nhẫn đã được nạm đá quý. Còn vào cuối thời Trung cổ thì có thêm một số loại trang sức mới xuất hiện như vòng cổ nhưng chủ yếu là vòng dạng xoắn và chuỗi hạt dài nhiều lớp. Nhẫn đeo tay vẫn luôn được ưa chuộng hơn cả.

Lịch Sử Trang Sức Và Phụ Nữ (Phần 1)

Từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVII thời kỳ thịnh vượng của Phục Hưng trên trang phục của cả nam và nữ đều có đính ngọc trai và đá quý. Giai đoạn này trang sức được phân biệt theo màu sắc và kiểu dáng. Như hoa cài áo và mặt dây chuyền có nạm hình chân dung đặc biệt phổ biến…và được chia thành bốn loại với những mục đích và hàm ý khác nhau:

  • Dành cho giáo sĩ: được sử dụng phổ biến là hình ảnh nhà thờ- biểu tượng thiêng liêng.
  • Để chữa các loại bệnh hay gặp như suy nhược cơ thể, mất cân bằng nội tiết hay gặp các vấn đề về tinh thần, ngoài ra còn thể hiện đẳng cấp, địa vị xã hội cùng quyền lực của người đeo.
  • Dùng trong các dịp và nghi lễ lãng mạn, trang trọng như đính hôn, đám cưới thể hiện tình yêu và lòng trung thành…
  •  Và các trường hợp khác.

Thế kỷ XVII

Thế kỷ XVII là điểm sáng của trang sức là thời kỳ đánh dấu sự hồi phục của chủ nghĩa kinh điển. Các món trang sức thời kỳ này thường được chế tác từ đá quý nhiều màu nhưng được ưa chuộng hơn cả là kim cương. Những mẫu nữ trang của giai đoạn này có họa tiết hoa lá lấy cảm hứng từ thiên nhiên là phổ biến, điểm xuyết là các chi tiết hình ngôi sao, nơ với đường nét nhẹ nhàng, mềm mại và phóng khoáng.

Lịch Sử Trang Sức Và Phụ Nữ (Phần 1)

Nguồn DHKJ.VN !

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan