14 Sự Thật Thú Vị Về Trang Sức

Có rất nhiều nền văn hóa trên thế giới đã coi hành động trao nhẫn giữa cô dâu và chú rể là một trong những giây phút đặc biệt và ý nghĩa nhất tại các lễ cưới bởi khi chiếc hai chiếc nhẫn được lồng vào tay, nó sẽ tượng trưng cho sự ràng buộc giữa hai con người, vững bền, lâu dài và vĩnh viễn. Sau đây sẽ là danh sách 15 sự thật thú vị về nhẫn cưới cho thấy một lịch sử đa dạng đáng kinh ngạc về một trong những biểu tượng quan trọng nhất trong văn hóa hiện đại của chúng ta.

14 Sự Thật Thú Vị Về Trang Sức

  1. Có khoảng 70% cô dâu trên thế giới đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái. Hành động này được được cho là bắt nguồn từ người Roman cổ bởi họ tin rằng vị trí của Tĩnh Mạch Tình Yêu (vena amoris) nằm ở ngón thứ tư của bàn tay trái.
  2. Không phải nền văn hoá nào cũng đeo nhẫn ở ngón áp út. Có một số nơi ở Ấn Độ như Tamil Nadu, chiếc nhẫn cưới bằng bạc được đeo trên ngón chân. Phải tránh nhẫn vàng trong trường hợp này, vì vàng đối với người theo đạo Hindu là biểu tượng của nữ thần Lakshmi. Đeo nhẫn vàng trên ngón chân, được coi là phần khiêm tốn nhất của cơ thể, có thể coi là thiếu tôn trọng nữ thần.
  3. Các cặp đôi đến từ Anh, Pháp và Mỹ thường đeo nhẫn cưới của họ bên bàn tay trái. Tuy nhiên, cặp đôi đến từ Ấn Độ, Đức, Nga thường thích đeo nhẫn bên bài tay phải hơn.
  4. Khi chiến tranh thế giới II nổ ra, rất nhiều người đàn ông trẻ đã phải đối mặt với việc chia tay những người vợ thân thương của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài. Từ đây họ bắt đầu đeo những chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ.

14 Sự Thật Thú Vị Về Trang Sức

Đó là một hành động rất lãng mạn và tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm, chính vì vậy nó đã tồn tại đến tận thời nay, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn trong ngày cưới.

14 Sự Thật Thú Vị Về Trang Sức

  1. Kim cương tự nhiên thường đã bị chôn vùi dưới lòng đất đến hàng tỷ năm cho đến khi con người biết tới.
  2. Nhiều nhà ngôn ngữ học tin rằng cái tên “Kim cương” bắt nguồn với từ “adamant” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là không thể kiềm chế, nắm bắt được hoặc bất khả chiến bại.
  3. Chiếc nhẫn cưới đầu tiên có từ thời Ai Cập cổ đại. Các cặp vợ chồng sẽ trao đổi vòng tròn để tượng trưng cho sự vĩnh cửu và các vị thần của mặt trời và mặt trăng.
  4. Vàng Trắng và Bạch Kim là hai kim loại phổ biến nhất để làm nhẫn cưới, với vàng trắng là loại phổ biến nhất và chiếm tới đến 73%
  5. Hình dạng phổ biến nhất cho một viên kim cương là hình tròn với đường những cắt tuyệt hảo bởi đây là kiểu cắt mà ánh sáng được hấp thụ và phản chiếu nhiều nhất, đẹp nhất
  6. Mỗi năm nước Mỹ đã tiêu thụ 17 tấn vàng để phục vụ mục đích chế tác thành nhẫn cưới
  7. Vào ngày kỷ niệm 25 năm ngày cưới của người La Tinh, họ sẽ trao cho nhau những chiếc nhẫn bằng bạc để thay cho những chiếc bằng vàng trao vào ngày cưới
  8. Tương truyền rằng nếu chú rể đánh rơi nhẫn trong lúc làm lễ trao nhẫn thì cặp đôi đó không sớm thì muộn sẽ ly dị.
  9. Đàn ông thời La Mã cổ đại thường trang trí chiếc nhẫn cưới bằng một chiếc chìa khoá nhỏ với ý nghĩa rất ngọt ngào : “Em là chìa khóa mở cửa trái tim anh”
  10. Nhẫn cưới truyền thống được làm bằng vàng vì đây được coi là kim loại nguyên chất, thuần khiết và có giá trị nhất, và được cho là tượng trưng hoàn hảo cho hôn nhân.

14 Sự Thật Thú Vị Về Trang Sức

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan